Trong thiết kế kiến trúc một công trình xây dựng, dù là nhà, biệt thự hay bất kỳ công trình nào khác, 3 yếu tố không thể thiếu trong một công trình kiến trúc chính là yếu tố công năng, yếu tố vật chất kỹ thuật và yếu tố nghệ thuật.
Trong 3 yếu tố này, yếu tố công năng là mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của một công trình kiến trúc. Yếu tố này đòi hỏi chức năng, công dụng của công trình phải đáp ứng được đa dạng nhu cầu sử dụng của con người.
Trong kiến trúc biệt thự, yếu tố công năng càng được đặt lên hàng đầu trong thiết kế và thi công bất cứ công trình biệt thự nào.
Trong phạm vi bài viết này, OKHOME xin chia sẻ đến quý độc giả những kiến thức hữu ích về sơ đồ công năng biệt thự.
Qua đó OKHOME hy vọng sẽ giúp cho quý độc giả có cái nhìn chính xác hơn về phân khu và yếu tố công năng trong thiết kế biệt thự, từ đó có thể định hình cho mình một sơ đồ công năng biệt thự hài hòa và tối ưu nhất khi tiến hành thiết kế thi công biệt thự cho gia đình.
Sơ đồ công năng là gì?
Sơ đồ công năng là một loại bản vẽ mặt bằng, mà trong đó chủ công trình có thể thấy được cách phân chia khu vực, bố trí nội thất cũng như chức năng của từng khu vực đó.
Trong một công trình kiến trúc, có thể phân bổ không gian và chia thành 5 nhóm công năng sau:
-
Nhóm công năng Nghỉ ngơi (thụ động): Đáp ứng nhu cầu sinh lý cơ bản nhất của con người như ăn, ngủ, vệ sinh…
-
Nhóm công năng Kinh tế: Phục vụ nhu cầu làm việc, buôn bán, sản xuất kinh doanh..
-
Nhóm công năng Giáo dục: Đáp ứng nhu cầu học tập của con cái, nhu cầu phát triển bản thân và bảo tồn truyền thống gia đình
-
Nhóm công năng Giao tiếp đối ngoại: Phục vụ nhu cầu giao tiếp xã hội, kết nối với bên ngoài.
-
Nhóm công năng Phát triển thể chất, tinh thần và thẩm mỹ (nghỉ ngơi năng động): Đáp ứng nhu cầu giải trí, tâm linh, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp bản thân
Tùy theo loại công trình, yêu cầu của gia chủ mà sơ đồ công năng của công trình đó có thể có đầy đủ hay một phần các nhóm công năng trên.
Sơ đồ công năng một công trình nhà ở
Sơ đồ công năng biệt thự
Kiến trúc biệt thự là kiểu kiến trúc đặc biệt, xuất hiện từ thời kỳ La Mã và vẫn thịnh hành cho đến ngày nay.
Biệt thự trước tiên là một loại hình nhà ở. Tuy nhiên, so với các loại hình nhà ở khác, biệt thự được thiết kế và xây dựng trên một không gian tương đối hoàn thiện và biệt lập với không gian xây dựng chung. Hiện nay, biệt thự được xem là nhà ở riêng lẻ, có không gian nội thất, không gian sân vườn (đường dạo bộ, cây xanh, thảm cỏ, vườn hoa, hòn non bộ …), hồ bơi, cổng chính, tường rào và lối ra vào riêng.
Sơ đồ công năng biệt thự là một loại bản vẽ mặt bằng, mà trong đó chủ công trình có thể thấy được cách phân chia khu vực, bố trí nội thất cũng như chức năng của từng không gian biệt thự.
Sơ đồ công năng biệt thự
So với các kiểu kiến trúc nhà ở khác, trong thiết kế biệt thự, yếu tố công năng của công trình rất được chú trọng.
Điều này xuất phát từ nhu cầu sử dụng của chủ sở hữu biệt thự. Thông thường, biệt thự là loại nhà ở cao cấp dành cho những người giàu có, những doanh nhân thành đạt hoặc những gia đình có kinh tế phát triển tốt. Do đó, nhu cầu cuộc sống của chủ nhân những căn biệt thự thường rất đa dạng và cao cấp.
Kèm theo đó, với đặc điểm không gian biệt lập, rộng rãi, thông thoáng, kiến trúc biệt thự mang đến cơ hội cho các kiến trúc sư thỏa sức sáng tạo hệ thống công năng đa dạng, cao cấp, đáp ứng mọi nhu cầu của gia chủ.
Thông thường, sơ đồ công năng biệt thự sẽ bao gồm 5 không gian công năng sau:
-
Không gian công năng Nghỉ ngơi (thụ động): Đây là nhóm công năng không thể thiếu trong bất cứ loại hình biệt thự nào, từ cổ điển đến hiện đại, gồm: khu bếp, nhà ăn nội bộ, phòng ngủ, không gian sinh hoạt cá nhân/góc nghỉ ngơi, ban công, hành lang; sân trong/giếng trời (diện tích nhỏ), phòng tắm – vệ sinh.
-
Không gian công năng Kinh tế: Biệt thự ngày nay còn được dùng để phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế, gồm: không gian thương mại – dịch vụ, không gian sản xuất nhỏ, văn phòng làm việc.
-
Không gian công năng Giáo dục: Nhóm công năng giáo dục của biệt thự gồm: phòng/không gian nghiên cứu, thư viện, góc học tập, phòng sinh hoạt chung, không gian thờ cúng tổ tiên và gia thần, phòng lưu niệm gia đình.
-
Không gian công năng Giao tiếp đối ngoại: Đây là nhóm công năng rất được gia chủ quan tâm đối với kiến trúc biệt thự, bao gồm: phòng khách, phòng ăn chính (tiếp khách), hầm rượu, sân vườn, cổng ngõ, hiên nhà, tiền sảnh, hành lang công cộng.
-
Không gian công năng Phát triển thể chất, tinh thần và thẩm mỹ (nghỉ ngơi năng động): So với các loại hình nhà ở khác, biệt thự có điều kiện về diện tích và không gian để bố trí cho nhóm công năng cao cấp này.
Những gia đình sống trong không gian biệt thự thường mong muốn dành thời gian rảnh rỗi của mình để phát triển và cân bằng cuộc sống thông qua việc thiết kế công trình phân bổ không không cho nhóm công năng sau: Hoạt động phát triển bản thân như phòng thiền, yoga, vật lý trị liệu; hoạt động thể thao như hồ bơi, phòng Gym; hoạt động làm đẹp như trang điểm, phòng chứa đồ; các hoạt động nghe nhìn, sáng tạo nghệ thuật như phòng tranh, phòng chiếu phim…
Mẫu sơ đồ công năng biệt thự
OKHOME xin giới thiệu một số mẫu sơ đồ công năng biệt thự để giúp bạn có hình dung rõ hơn về yếu tố này trong thiết kế biệt thự
Mẫu sơ đồ công năng biệt thự 1
Mẫu sơ đồ công năng biệt thự 2
Mẫu sơ đồ công năng biệt thự 3
Mẫu sơ đồ công năng biệt thự 4
Mẫu sơ đồ công năng biệt thự 5
Mẫu sơ đồ công năng biệt thự 6
Như vậy, OKHOME đã chia sẻ đến bạn những thông tin bổ ích về sơ đồ công năng của công trình kiến trúc nói chung và sơ đồ công năng biệt thự nói riêng.
Hy vọng rằng qua những chia sẻ trên của OKHOME, bạn có thể nâng cao hiểu biết về yếu tố công năng trong thiết kế thi công kiến trúc biệt thự. Từ đó có thể lên ý tưởng để thiết kế một sơ đồ công năng tối ưu cho căn biệt thự của bạn!